Từ nguyên và các tên gọi Mãn_Châu

Xem thêm thông tin: Từ nguyên của Mãn Châu
Một trong Những bản đồ sớm nhất của châu Âu sử dụng thuật ngữ "Mãn Châu" (Mandchouria) (John Tallis, 1851). Trước đó, thuật ngữ "'Tartar thuộc Trung Hoa" thường được dùng ở phương Tây để chỉ Mãn Châu và Mông Cổ[15]

"Mãn Châu" ("Manchuria") — xuất hiện trong các ngôn ngữ châu Âu thông qua tiếng Hà Lan — là một từ phỏng dịch gốc Latin của tên địa danh Manshū (満州, "vùng của người Mãn Châu") trong tiếng Nhật, xuất hiện từ thế kỷ 19. Tên gọi Mãn Châu (Manju) đã được Hoàng Thái Cực tạo ra và đặt cho người Nữ Chân vào năm 1635 để làm tên gọi mới cho dân tộc; tuy nhiên, tên gọi "Mãn Châu" không bao giờ được bản thân người Mãn hay nhà Thanh sử dụng để chỉ quê hương của họ.[16][17][18] Theo học giả người Nhật Miyawaki-Okada Junko, nhà địa lý học người Nhật Bản Takahashi Kageyasu là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Manshū để gọi địa danh trong Nippon Henkai Ryakuzu vào năm 1809, và người phương Tây tiếp nhận tên gọi trên thông qua tác phẩm này.[19][20] Theo Mark C. Elliott, thuật ngữ Manshū lần đầu tiên xuất hiện như một địa danh trong tác phẩm Hokusa Bunryaku năm 1794 của Katsuragawa Hoshū, trong hai bản đồ, "Ashia zenzu" và "Chikyū hankyū sōzu", cũng được tạo bởi Katsuragawa.[21] Manshū sau đó được dùng là tên địa danh trong nhiều bản đồ của người Nhật hơn, như các bản của Kondi Jūzō, Takahashi Kageyasu, Baba Sadayoshi và Yamada Ren, và những bản đồ này đã được đưa đến châu Âu bởi một người Hà Lan, Philipp von Siebold.[22] Theo Nakami Tatsuo, Philip Franz von Siebold là người đã sử dụng thuật ngữ Manchuria cho người châu Âu sau khi mượn từ tiếng Nhật, người đầu tiên sử dụng nó theo nghĩa địa lý trong thế kỷ 18.[16] Theo Bill Sewell, chính những người châu Âu đã bắt đầu sử dụng tên Manchuria (Mãn Châu) để chỉ địa điểm này và đó là "không phải là một thuật ngữ địa lý xác thực".[23] Nhà sử học Gavan McCormack đồng ý với tuyên bố của Robert H. G. Lee rằng "Thuật ngữ Manchuria hoặc Man-chou (Mãn Châu) là một sáng tạo hiện đại được sử dụng chủ yếu bởi người phương Tây và người Nhật Bản", với McCormack viết rằng thuật ngữ Mãn Châu có bản chất đế quốc và không có "ý nghĩa chính xác", kể từ khi người Nhật cố tình thúc đẩy việc sử dụng "Mãn Châu" làm tên địa lý để thúc đẩy ly khai khỏi Trung Quốc vào thời điểm họ đang thiết lập quốc gia bù nhìn Mãn Châu Quốc.[24] Người Nhật có động cơ riêng của họ khi cố tình truyền bá cách sử dụng thuật ngữ Mãn Châu.[25] Nhà sử học Norman Smith đã viết rằng "Thuật ngữ 'Mãn Châu' là một thuật ngữ gây tranh cãi".[26] Giáo sư Mariko Asano Tamanoi nói rằng bà "nên sử dụng thuật ngữ trong dấu ngoặc kép" khi đề cập đến Mãn Châu.[27] Trong luận án năm 2012 về tộc Nữ Chân để lấy bằng Tiến sĩ Triết học về Lịch sử của Đại học Washington, Giáo sư Chad D. Garcia lưu ý rằng việc sử dụng thuật ngữ "Mãn Châu" không được ưa chuộng trong "thực hành học thuật hiện nay" và ông đã ngừng sử dụng thuật ngữ này, thay vào đó sử dụng cụm từ "vùng Đông Bắc" hoặc đề cập đến các đặc điểm địa lý cụ thể.[28]

Ở châu Âu thế kỷ 18, khu vực sau này được gọi là "Mãn Châu" thường được gọi là "Tartar [thuộc Trung Hoa]". Tuy nhiên, thuật ngữ Mãn Châu (Mantchourie trong tiếng Pháp) bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ này; các nhà truyền giáo Pháp đã sử dụng nó sớm nhất là năm 1800.[29] Các nhà địa lý học người Pháp là Conrad Malte-BrunEdme Mentelle đã thúc đẩy việc sử dụng thuật ngữ Mãn Châu (Mantchourie trong tiếng Pháp), cùng với "Mông Cổ", "Kalmykia", v.v., bởi tính chính xác hơn thuật ngữ chính xác hơn thuật ngữ Tartar, trong công trình nghiên cứu địa lý thế giới của họ xuất bản năm 1804.[30]

Bản đồ Mãn Châu thập niên 1900, màu hồng

Trong tiếng Trung Quốc ngày nay, một cư dân của vùng Đông Bắc được gọi là một "người Đông Bắc" (东北人; Dōngběirén). "Người Đông Bắc" là một thuật ngữ thể hiện toàn bộ khu vực, bao gồm lịch sử và các nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên, nó thường được giới hạn ở "Ba tỉnh miền đông" hoặc "Ba tỉnh Đông Bắc", tuy vậy loại trừ vùng Đông Bắc Nội Mông. Ở Trung Quốc, thuật ngữ Mãn Châu (phồn thể: 滿洲; giản thể: 满洲; bính âm: Mǎnzhōu) ngày nay hiếm khi được sử dụng, và thuật ngữ này thường liên quan một cách tiêu cực đến di sản của đế quốc Nhật Bản và nhà nước bù nhìn Mãn Châu Quốc.[31][32][33]

Mãn Châu cũng được gọi là Quan Đông (phồn thể: 關東; giản thể: 关东; bính âm: Guāndōng), nghĩa là "phía đông cửa ải", và tương tự là Quan Ngoại (關外; 关外; Guānwài; "phía ngoài cửa ải"), nhắc đến Sơn Hải quanTần Hoàng Đảo, ngày nay thuộc Hà Bắc, ở tận cùng phía Đông dãy Vạn Lý Trường Thành. Cách sử dụng này được thấy trong thành ngữ Sấm Quan Đông (nghĩa là "Ào ạt đổ vào Quan Đông") đề cập đến sự di cư hàng loạt của người Hán đến Mãn Châu trong thế kỷ 19 và 20. Tên gọi Quan Đông sau đó được sử dụng hẹp hơn cho khu vực Quan Đông Châu thuộc Bán đảo Liêu Đông. Không nhầm lẫn với tên gọi tỉnh phía Nam Quảng Đông.

Trong triều đại nhà Thanh, khu vực này được gọi là "ba tỉnh miền đông" (phồn thể: 東三省; giản thể: 东三省; bính âm: Dōngsānshěng; Manchu ᡩᡝᡵᡤᡳ
ᡳᠯᠠᠨ
ᡤᠣᠯᠣ, Dergi Ilan Golo)[17] kể từ năm 1683 khi Cát Lâm và Hắc Long Giang bị tách ra mặc dù mãi đến năm 1907, chúng mới được chuyển thành các tỉnh thực sự.[17][34] Những người đứng đầu của ba khu vực là Tổng đốc Hắc Long Giang (Sahaliyan Ula i Jiyanggiyūn), Tổng đốc Cát Lâm (Girin i Jiyanggiyūn), và Tổng đốc Thịnh Kinh (Mukden i Jiyanggiyūn). Khu vực Mãn Châu sau đó được chính quyền nhà Thanh chuyển đổi thành ba tỉnh vào năm 1907. Kể từ đó, cụm từ "Ba tỉnh Đông Bắc" đã được chính quyền nhà Thanh ở Trung Quốc sử dụng để chỉ khu vực này, và chức vị Tổng đốc Ba tỉnh Đông Bắc (dergi ilan goloi uheri kadalara amban) được thành lập để phụ trách các tỉnh này. Sau cuộc cách mạng năm 1911, dẫn đến sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh do người Mãn thành lập, tên của khu vực nơi người Mãn bắt nguồn được gọi là "vùng Đông Bắc" trong các tài liệu chính thức của nhà nước Trung Hoa Dân Quốc mới thành lập, bên cạnh " Ba tỉnh Đông Bắc ".

Trong triều đại nhà Minh, khu vực nơi tộc Nữ Chân sinh sống được gọi là Nô Nhi.[35] Nô Nhi là khu vực của Cát Lâm hiện đại ở Mãn Châu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mãn_Châu http://www.amlinkint.com/English/travel-to-china/i... http://www.britannica.com/EBchecked/topic/361449/M... http://www.economist.com/node/15108641 http://mcx.sagepub.com/content/32/1/3.abstract http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.phil-fak.uni-koeln.de/fileadmin/chinast... http://history.emory.edu/home/assets/documents/end... http://history.emory.edu/home/assets/documents/end... http://scholar.harvard.edu/files/elliott/files/ell... http://www.eas.slu.edu/People/KChauff/earth_histor...